Mô tả
Đèn sự cố hay còn gọi là đèn thoát hiểm, đèn khẩn cấp. Đây là dòng sản phẩm được sản xuất theo quy chuẩn bắt buộc của Phòng cháy chữa cháy được áp dụng trên toàn cầu. Vậy đèn sự cố đảm nhiệm vai trò gì? Cấu tạo ra sao? Cần đảm bảo tiêu chuẩn như thế nào? Hãy cùng GAAD đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của đèn sự cố khi có hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra
Đèn sự cố có tác dụng tự động bật sáng khi xảy ra các sự cố cúp điện bất ngờ. Giúp chiếu sáng các khu vực thoát hiểm để mọi người có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Đèn sự cố có nhiều loại ánh sáng khác nhau nhưng về cơ bản có hai màu chính:
- Ánh sáng màu trắng: thường được lắp đặt trong các hệ thống chiếu sáng trường học, khu vực học tập, để chiếu sáng khi mất điện đột ngột.
- Ánh sáng vàng: được sử dụng ở các khu vực hành lang, lối ra, các khu vực thoát hiểm. Ánh sáng vàng giúp mọi người có thể dễ dàng nhận ra lối thoát hiểm trong các đám khói đen khi có sự cố cháy nổ bất ngờ.
Cấu tạo của đèn sự cố
Đèn sự cố được cấu tạo với phần thân vỏ thường được làm bằng thép mạ kẽm được phủ một lớp sơn tĩnh điện ở bên ngoài. Được thiết kế với hai bóng đèn chiếu sáng có khả năng điều chỉnh chiếu sáng lên xuống. Bóng đèn có nhiệt độ hoạt động từ 10-10 độ C, công suất tiêu thụ 12V. Thời gian hoạt động > 2 giờ chiếu sáng. Sử dụng điện áp nguồn ( max ): 220V AC – 50Hz. Thuộc dòng treo tường.
Điểm khác biệt của đèn sự cố so với các loại đèn thông thường là khả năng tự ngắt mạch và chống cháy cao nên đảm bảo cho người sử dụng. Loại đèn này có khả năng tự tích điện nên khi nguồn điện bị ngắt đèn vẫn có thể bật sáng.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của đèn sự cố
Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 7722-2-22:2013 về Đèn điện- Phần 2-22: Yêu cầu cụ thể- Đèn điện dùng cho chiếu sáng khẩn cấp quy định:
(1) Trong khi được nối với nguồn cung cấp mang điện, đèn điện khẩn cấp độc lập phải có cách ly đủ giữa nguồn bình thường và các phần mang điện trong mạch điện dùng để nạp pin/ắc quy. Khi có các phần mang điện để hở, có thể sử dụng cách điện kép, cách điện tăng cường, màn chắn nối đất hoặc các kỹ thuật tương đương khác.
(2) Ngoài ra, khi có các tiếp điểm để hở trong mạch nạp pin/ắc quy, phải sử dụng biến áp cách ly an toàn. Nếu sử dụng biến áp cách ly làm cách điện giữa nguồn cung cấp bình thường và mạch nạp pin/ắc qui, cách điện trong mạch nạp này tối thiểu phải là cách điện chính.
(3) Trong đèn điện khẩn cấp kết hợp được cấp nguồn tập trung, cách ly về điện giữa nguồn bình thường và nguồn khẩn cấp phải được đảm bảo bằng cách điện kép, cách điện tăng cường, màn chắn nối đất hoặc phương tiện tương đương khác.
(4) Đèn điện khẩn cấp độc lập phải có cơ cấu nạp pin/ắc quy từ nguồn cung cấp bình thường mà cơ cấu này phải nằm liền kề hoặc lắp trong đèn điện và có cơ cấu chỉ thị nhìn thấy được trong sử dụng bình thường, ví dụ bóng đèn, để chỉ ra các tình trạng sau:
- Pin/ắc quy đang được nạp;
- Sự liên tục của mạch điện tồn tại thông qua sợi đốt vonfram của chiếu sáng khẩn cấp khi thích hợp.
(5) Đi dây bên trong và mạch điện tử trong điều kiện khẩn cấp độc lập phải được bảo vệ khỏi dòng phóng điện quá mức có thể xuất hiện trong điều kiện sự cố bằng cách lắp cơ cấu an toàn giữa pin/ắc quy và mạch điện tử.
(6) Trong đèn điện khẩn cấp độc lập, không được có cơ cấu đóng cắt không phải loại cơ cấu chuyển đổi giữa pin/ắc quy và các bóng đèn chiếu sáng khẩn cấp.
(7) Trong đèn điện khẩn cấp độc lập, việc hỏng một chiều hoặc nhiều bóng đèn chiếu sáng khẩn cấp không được làm gián đoạn dòng điện nạp cho pin/ắc quy và không được gây ra quá tải có thể ảnh hưởng đến hoạt động của pin/ắc quy.
(8) Tất cả các đèn điện khẩn cấp độc lập sử dụng bộ pin/ắc quy chì-axit, và đèn điện khẩn cấp độc lập sử dụng bộ pin/ắc quy có ba ngăn niken cadimi trở lên nối nối tiếp, phải được bảo vệ chống đảo ngược cực tính của từng ngăn.
(9) Hoạt động của đèn điện khẩn cấp độc lập ở chế độ khẩn cấp không được bị ảnh hưởng bởi ngắn mạch, chạm đất hoặc gián đoạn trong hệ thống đi dây của nguồn cung cấp bình thường.
(10) Hoạt động của đèn điện khẩn cấp độc lập có phương tiện chặn từ xa ở chế độ khẩn cấp không được bị ảnh hưởng bởi ngắn mạch hoặc chạm đất trong hệ thống đi dây của cơ cấu điều khiển từ xa.
(11) Hoạt động của cơ cấu điều khiển từ xa đối với đèn điện có chế độ nghỉ hoặc phương tiện chặn từ xa được cung cấp cùng với đèn điện phải độc lập với pin/ắc quy của đèn điện và nguồn cung cấp bình thường.
TCVN 3890: 2009– Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng quy định:
- Đèn sự cố phải có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu 2 giờ.
- Đèn sự cố phải được lắp đặt, bố trí ở vị trí dễ quan sát, chỉ dẫn lối đi, lối rẽ, cầu thang thoát nạn. Vị trí lắp đặt giữa các đèn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30 mét
Nếu bạn có nhu cầu chọn mua đèn sự cố hãy liên hệ ngay đến GAAD qua thông tin bên dưới nhé!
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU GAAD
- Địa chỉ: 89 Lạc Long Quân – Phường Nghĩa Đô – quận cầu Giấy – Hà Nội
- Hotline: 0906 240 409
- Gmail: gaad.up09@gmail.com