
Cách đấu module báo cháy theo sơ đồ tiêu chuẩn hệ thống báo cháy
Hệ thống thiết bị báo cháy được cấu thành bởi rất nhiều các thiết bị khác nhau, trong đó có module. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm các thông tin để bạn biết thêm về module và cách đấu module báo cháy.

Module báo cháy là gì
Module báo cháy là thiết bị được sử dụng để kết nối các đầu báo cháy với trung tâm báo cháy. Theo đó giám sát phát hiện các sự cố cháy từ đó điều khiển hệ thống báo cháy đưa tín hiệu đến các thiết bị báo cháy như còi, chuông,…
Các loại module báo cháy
Chức năng | Kết nối đầu báo thường | Giám sát trạng thái | Điều khiển có điện áp | Điều khiển không điện áp |
IN | OUT | |||
Ký hiệu | CZ hoặc CZM | IM hoặc MM | CM | RM |
Cấp nguồn | 24VDC | Không | 24VDC/220VAC | Không |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nguyên lý hoạt động hệ thống báo cháy
Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các loại module báo cháy, và ở phần nội dung tiếp theo này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn sơ đồ đấu đèn báo phòng. Cùng GAAD đọc tiếp để nắm rõ hơn nhé!
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy thường
Sau đây là một số thông tin về sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy thường (hay hệ thống báo cháy quy ước):
– Zone: bao gồm các thiết bị cùng nằm trên đường dây tín hiệu. Trường hợp khi xảy ra cháy hệ thống phát hiện và báo tín hiệu, tuy nhiên bạn chỉ biết được cháy ở khu vực nào mà không thể xác định được chính xác vị trí.
– Một zone có thể lắp đầu báo khói và báo nhiệt dạng nút nhấn.
– Khi xảy ra cháy các thiết bị đầu ra sẽ phát tín hiệu báo động như còi, chuông, đèn báo.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy địa chỉ
Hệ thống báo cháy địa chỉ bao gồm các thiết bị được lắp trên cùng một đường tín hiệu. Việc lắp được bao nhiêu thiết bị trên một đường tín hiệu, nó phụ thuộc vào loại tủ báo cháy.
Hệ thống báo cháy địa chỉ hoạt động linh hoạt hơn hệ thống báo cháy loại thường. Nó xác định chính xác khu vực nào đang xảy ra cháy. Do mỗi đầu báo đều được định vị một địa chỉ riêng.
Phần mềm lập trình có khả năng lập trình các thiết bị ngõ ra theo ý muốn. Sơ đồ mô tả hệ thống báo cháy địa chỉ
Hệ thống báo cháy địa chỉ được kết nối với máy tính nhờ vào đó để giám sát và báo chính xác địa chỉ xảy ra hoả hoạn. Trong hệ thống này bạn có thể kết nối nhiều tủ báo cháy để quản lý trên một máy tính. Với những tính năng tiện ích trên của hệ thống báo cháy hệ địa chỉ, nó thích hợp để sử dụng trong các dự án lớn với yêu cầu số lượng thiết bị nhiều.
Đối với hệ thống báo cháy địa chỉ khi mà một ngõ vào bị tác động, bạn có thể điều khiển các thiết bị và giám sát hoạt động từ máy tính mà bạn hoàn toàn không cần phải đi tới tủ báo cháy. Phần mềm trên máy tính sẽ giúp kết nối trực tiếp tới tủ báo cháy và điều khiển các thông số theo mong muốn của bạn.

Cách đấu module báo cháy thiết bị Hochiki
Bạn đang sử dụng thiết bị báo cháy Hochiki và đang muốn tìm hiểu cách đấu module báo cháy. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đấu module điều khiển DCP-R2ML Hochiki và module giám sát DCP-CZM Hochiki.
Hướng dẫn cách đấu module điều khiển DCP-R2ML Hochiki
Ở phần nội dung này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn sơ đồ đấu nối tủ báo cháy Hochiki. Cụ thể như sau: Module điều khiển DCP-R2ML Hochiki với tính năng nổi bật là giám sát hở mạch, ngắn mạch đáp ứng xử lý nhanh các điều kiện, yêu cầu khẩn cấp.
Hướng dẫn cách lắp đặt module điều khiển DCP-R2ML:
– Chân IN SC –, IN S+ là hai chân tín hiệu được lấy từ tủ báo cháy.
– Chân NO1, COM1: cặp tiếp điểm thường – hở 1.
– Chân NC1, COM: cặp tiếp điểm thường – đóng 1

Tương tự chúng ta có cặp tiếp điểm thường đóng và thường hở NO2/NC2/COM2. Tại điểm sử dụng cho còi, chuông dùng các cặp tiếp điểm được lập trình sau khi có báo cháy, module sẽ tự động điều khiển đóng cặp tiếp điểm đó lại.
Sau đây là cách đấu nối nguồn tín hiệu của dây chuông chi tiết như sau :
+ Dây âm (-) được lấy từ ngõ nguồn AUX(-) của tủ báo cháy.
+ Dây dương (+) được lấy từ ngõ nguồn AUX(+) của tủ báo cháy.
Sau đó được kết nối vào ngõ COM1 rồi lấy dây dương (+) từ NO1 kết nối vào đầu dây còn lại của chuông.

Hướng dẫn đấu module giám sát DCP-CZM Hochiki
Module giám sát DCP-CZM là 1 module với các thiết bị thuộc hệ thường như nút nhấn khẩn, beam báo khói, đầu báo.
Nó có khả năng điều khiển đến tối đa 25 đầu báo khói.
Dưới đây là 2 cách đấu nối module giám sát DCP-CZM:
- Cách 1: đấu nối theo chuẩn A (Class A) như sơ đồ dưới:

Đấu nối đầu báo thường theo sơ đồ dạng mạch vòng:
+ 02 chân IN S+ , IN SC – : với tín hiệu Loop được lấy từ tủ báo cháy.
+ 02 Chân 24v+, 24v- : với nguồn 24VDC được lấy từ tủ báo cháy.
+ 02 chân IN+ , OUT+ : chân dương mạch vòng (+).
+ 02 chân IN- , OUT-: chân âm mạch vòng (-).
- Cách đấu nối theo chuẩn B (Class B) như sơ đồ dưới:

Đấu nối đầu báo thường theo sơ đồ mạch nhánh (tức hình xương cá ).
+ 02 Chân S+ , SC – : tín hiệu Loop được lấy từ tủ báo cháy.
+ 02 chân 24v+, 24v- : nguồn 24VDC được lấy từ tủ báo cháy.
+ Đấu nối vào chân OUT+ , OUT- cho đầu báo thường.
Cách đấu trên phải sử dụng thêm điện trở cuối tuyến 4,7kΩ vào thiết bị đầu báo cuối cùng của line.
Lưu ý khi lắp đặt module báo cháy
Đối với module giám sát DCP-CZM Hochiki:
Có thể trang bị và lắp đặt module DCP-CZM tại bất cứ nơi nào cần thiết theo kế hoạch. Loại module này tương thích với tủ báo cháy analog của Hochiki. Địa chỉ được xác lập bằng thiết bị điện và được lưu trong EEPROM. Đèn LED dùng để hiển thị các trạng thái hoạt động của thiết bị. Module giám sát DCP-CZM lắp đặt phù hợp trong hộp vuông 4 và được trang bị nắp hộp đựng bằng plastic.

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, mà các tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp lớn ra đời ngày càng nhiều thì rủi ro cháy nổ ngày càng lớn. Vì vậy, với sứ mệnh mang đến sự an toàn và an tâm đến với mọi người, GAAD đã ra đời. GAAD với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường PCCC cùng đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề và chuyên môn cao chắc chắn sẽ mang đến những hệ thống PCCC tốt nhất cho từng khách hàng.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về tầm quan trọng của hệ thống PCCC và cách đấu module báo cháy đúng quy trình. Nếu còn thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay với GAAD để được chúng tôi tư vấn chi tiết bạn nhé.
Bình luận