Thành phần, cấu tạo bình chữa cháy CO2 bạn nên biết
Bình chữa cháy CO2 là loại bình chữa cháy dạng khí, được sử dụng cho một số loại đám cháy nhất định. Loại bình này được rất nhiều gia đình lựa chọn để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của mình những lúc xảy ra hoả hoạn. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thành phần và cấu tạo bình chữa cháy CO2. Cùng GDDA tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này trong bài viết dưới đây nhé.
Thành phần của bình chữa cháy CO2 gồm những gì?
Trong bình chữa cháy CO2 có chứa khí CO2 được nén lỏng ở áp suất cao. Bình khí CO2 có thể dập được các đám cháy loại A, B, C và đặc biệt là các đám cháy do điện gây ra.
Khí CO2 được nén lỏng ở áp suất cao sẽ làm loãng nồng độ Oxy trong vùng cháy, khiến đám cháy không được cung cấp đủ oxy. Đồng thời, khí CO2 ở nhiệt độ cực thấp (-70) sau khi phun ra sẽ thu nhiệt xung quanh làm giảm nhiệt độ vùng cháy.
Cấu tạo bình chữa cháy CO2 chi tiết
Cấu tạo bình chữa cháy CO2 gồm có 4 bộ phận cơ bản:
– Vỏ bình: Bộ phận này được làm từ chất liệu là thép đúc. Có dáng hình trụ đứng và thường được sơn bằng màu đỏ.
– Van xả: Là một cụm van được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng. Được cấu tạo theo kiểu lò xo nén một chiều hoặc van vặn một chiều và thường đóng.
– Chốt an toàn: Chốt làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định. Khi đó van sẽ xả khí ra bên ngoài để đảm bảo an toàn.
– Dây loa phun: Loa phun được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại cao su. Loa được nối với bộ van qua một ống xifong mềm hoặc ống thép cứng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy khí CO2
– Không sử dụng bình chữa cháy CO2 để dập các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, phân đạm, than cốc. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ tạo ra phản ứng hoá học tạo ra khí CO – là loại khí độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
– Khi phun thì tay phải cầm vào phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại.
– Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải có trang bị cách điện như ủng, găng tay cao su,…
– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận như loa phun, vòi phun, van khoá.
– Để bình ở nơi thoáng mát, dễ lấy, dễ thấy, thuận tiện khi sử dụng. Không đặt bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 55 độ C vì dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
Phân biệt bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy dạng bột
Dưới đây là cách phân biệt bình chữa cháy dạng bột và bình chữa cháy khí CO2 đơn giản, dễ hiểu nhất:
Bình chữa cháy dạng bột là bình chứa NaHCO3, dùng khí đẩy N2 để đẩy bột ra. Còn bình CO2 thì chứa khí CO2 lỏng được nén ở áp suất cao.
Cách phân biệt đơn giản và chính xác nhất là bình chữa cháy bột thì có đồng hồ đo trên cùng và vòi phun khá nhỏ. Ngược lại, bình khí CO2 không có đồng hồ đo, có vòi phun lớn và dài khoảng 0.4m nhìn như chiếc loa.
Một số loại bình chữa cháy CO2 thông dụng nhất
Hiện nay, GDDA chuyên cung cấp các loại bình chữa cháy CO2 đúng tiêu chuẩn và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Các loại bình chữa cháy phổ biến và có sẵn tại cửa hàng như:
– Bình chữa cháy khí CO2 MT2: bình xách tay loại nhỏ, chứa 2kg khí CO2, tổng khối lượng khoảng 8kg.
– Bình chữa cháy khí CO2 MT3: bình xách tay loại nhỏ, chứa 3kg khí CO2, tổng khối lượng khoảng 10kg.
– Bình chữa cháy khí CO2 MT5: chứa 5kg khí CO2, tổng khối lượng khoảng 16kg.
– Bình chữa cháy khí CO2 MT24: chứa 24kg khí CO2, tổng khối lượng khoảng 90kg.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo bình chữa cháy CO2. Để sử dụng an toàn và dập tắt đám cháy hiệu quả, người dùng nên đọc kỹ các thông tin về nơi sản xuất và hướng dẫn sử dụng trên vỏ bình. GDDA là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị trong công tác PCCC. Để biết thêm các thông tin về sản phẩm cũng như cách sử dụng của từng loại bình, quý khách hàng có thể liên hệ số hotline 0906 240 409 để được tư vấn cụ thể.
Bình luận