Những chia sẻ về cấu tạo van bướm

Những chia sẻ về cấu tạo van bướm

Thao tác vận hành van khá dễ dàng, ta dùng loại tay gạt, tay quay còn được gọi là vô lăng tác động trực tiếp lên phần đĩa van có thể quay 90 độ. Có thể điều chỉnh các góc độ mở van khác nhau tuỳ vào nhu cầu của người dùng.

Cấu tạo van bướm

Cấu tạo van bướm

Van bướm bao gồm 3 bộ phận chính gồm:

– Thân van là một vòng kim loại đúc nguyên khối từ Inox, nhựa, hoặc gang, được cố định các lỗ để siết chặt bu lông, ốc, với bề mặt cửa đường ống.

– Cánh van là tên gọi khác của đĩa van, cánh van được đúc từ gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa nguyên khối. Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất là đĩa van, nơi chịu áp lực ma sát tác động của van. Đĩa van có thể mở ở nhiều góc độ khác nhau trong phạm vi gioăng làm kín.

– Bộ phận làm kín  là Gioăng làm kín được làm từ cao su, teflon, PDEM, TEFLON.

– Các bộ phận khác bao gồm tay quay, tay gạt, vô lăng là những bộ phận tác động trực tiếp lên các bộ phận như trục van, bánh răng định hướng, bulong,…để đóng/mở van

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của van bướm khá đơn giản

Để mở van thì ta xoay tay quay ngược chiều kim đồng hồ, ngược lại khi xoay tay quay cùng chiều kim đồng hồ thì van đóng. Việc đóng mở van chỉ cần xoay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.

Tựu chung lại, khi mở van bướm, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

– Mở van ở vị trí  ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm (sleeve) do siết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.

– Để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van thì đường kính của 2 đường ống lắp van bướm phải bằng nhau. 

– Giữa các mặt bích cần có một khoảng cách để lắp van không bị hỏng miếng đệm (sleeve).

– Vặn chặt các ốc vít từ từ theo mặt phẳng. 

– Không sử dụng miếng đệm (gasket) giữa  mặt bích và van.

– Mặt bích và van phải đồng nhất về kích thước.

– Khi van bướm đã được lắp đặt thì không nên hàn mặt bích gần.

Bảo trì, bảo dưỡng van

Việc bảo trì van bướm cũng không quá khó

Trong quá trình vận hành sẽ không tránh khỏi việc bụi bám hay có chất khác bám vào gây bít tắc hệ thống. Vì thế, để quá trình hoạt động không bị gián đoạn nên bảo trì ít nhất 1 lần trong khoảng từ 3 – 6 tháng. Bên cạnh đó, người vận hành cần lưu ý:

– Giữ sạch và bôi trơn phần cần van lộ ra bên ngoài, một số loại van yêu cầu phải bôi trơn cả phía trong

– Đối với các van vận hành thường xuyên thì sau khoảng từ 2-3 năm sử dụng nên tháo van ra để kiểm tra xem tình trạng của các bộ phận bên trong như đĩa van, tấm đệm có đảm bảo độ kín khi làm việc hay không, nếu không đảm bảo thì ta nên có phương án thay thế để tránh các hậu quả không đáng có sau khi sử dụng.

– Van rất dễ bị hư hỏng khi thường xuyên mở van ở góc từ 15 – 75 độ

– Van bướm là van có thể điều tiết dòng chảy, vì thế nên lực tác động của dòng chảy sẽ tác động lên đĩa van cho nên trong những điều kiện nhất định người ta sử dụng van bướm nên cài góc độ mở.

Thực hiện việc bảo dưỡng bảo trì theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khuyến cáo của nhà sản xuất thì sau 1 khoảng thời gian nhất định khi sử dụng van chúng ta phải bảo dưỡng, vệ sinh van và tiến hành thay thế van bướm nếu nhà sản xuất có yêu cầu. Đây xem như là một cách bảo dưỡng tiêu chuẩn, phương pháp này được quản lý bằng phần mềm trên máy vi tính, nên thường áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô lớn, có xưởng bảo dưỡng riêng. Mặc dù cách này sẽ tốn kém hơn các phương thức bảo trì, bảo dưỡng khác nhưng bạn lại chủ động được lịch trình sản xuất hơn.

Bài viết của Công ty Toàn Cầu Gaad đã chia sẻ với bạn về cấu tạo van bướm một cách chi tiết nhất. Công ty chúng tôi còn cung cấp các thiết bị phụ kiện dùng để lắp đặt hệ thống nước. Nếu bạn có thắc mắc nào cần giải đáp bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0906 240 409 để chúng tôi có thể tư vấn và giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.